Bầu Thụy đăng ký mua gần 14 triệu cổ phiếu ngân hàng Bưu điện Liên Việt
Chiếc vạc hiện đang được bảo quản tại trụ sở UBND xã Châu Thuận (H.Quỳ Châu, Nghệ An). Vạc được đúc bằng đồng đỏ, chu vi miệng vạc 2,4 m, cao 45 cm, nặng khoảng 30 kg. Ông Vi Ngọc Duyên (65 tuổi), nguyên Chủ tịch UBND xã Châu Thuận, cho biết chiếc vạc này được đúc vào khoảng thế kỷ 15. Ông Vi Ngọc Duyên cho hay, câu chuyện về chiếc vạc được truyền miệng từ nhiều đời, gắn với lịch sử của vùng đất này. Câu chuyện có nhiều chi tiết xác thực nên ông đã chép lại để dễ lưu truyền. Châu Thuận từng được gọi là Mường Chai và do một phụ nữ tên là bà Chai cai quản. Khi bà Chai già yếu, giặc cướp đến phá phách, quấy nhiễu dân bản nên bà đã cho người đi mời Tạo Noong ở vùng Châu Bình (H.Quỳ Châu) về đuổi giặc. Tạo Noong về, đuổi được giặc cướp, Mường Chai an vui trở lại. Từ đó, dân ở nhiều nơi kéo về đây sinh sống, tạo nên vùng đất trù phú. Nhưng, ỉ mình có công, Tạo Noong trở nên hung bạo, tự đặt ra nhiều luật lệ trái với đạo lý khiến dân mường oán thán như: hàng ngày bắt cúng của ngon vật lạ cho Tạo, con gái trong mường trước khi về nhà chồng phải đến ngủ với Tạo 3 đêm, con gái mường khác về làm dâu đất Mường Chai cũng vậy. Bà Chai muốn trừ Tạo Noong nhưng Tạo Noong quá giỏi võ, sức khỏe lại phi thường nên không biết làm cách nào. Bà phái người thân tín qua đất Thanh Hoá tìm người giỏi, mời về để chế ngự Tạo Noong. Người Mường Chai đã tìm và mời được Cầm Bá Hiệu (còn gọi là Tạo Nọi) ở H.Thường Xuân, Thanh Hoá về. Bà Chai biết Tạo Nọi rất giỏi võ nên sai dân mường làm lễ tế trời để đón Tạo Nọi và nhân cơ hội này giả vờ làm lễ kết huynh đệ giữa Tạo Noong và Tạo Nọi để trừ khử Tạo Noong. Để nấu nguyên con trâu làm vật tế lễ thần linh cần một chiếc vạc lớn. Người dân Mường Chai lúc đó không có vạc. Tạo Nọi đã cho người về quê ở Thanh Hóa mang theo chiếc vạc của dòng họ đến Mường Chai. Sau khi làm thịt trâu tế lễ thần linh, Tạo Noong bị Tạo Nọi và trai tráng vây đánh chết. Chiếc vạc đồng này từ đó trở thành vật thiêng gắn với đời sống của người Mường Chai. Chiếc vạc này chỉ được đưa ra dùng mỗi khi Mường Chai có việc tế lễ và được bảo quản ở nhà cộng đồng vì ai mang về cất giữ thì gia đình đó đều bất ổn. Ông Duyên cũng cho biết, chiếc vạc này đã bị nhiều lần mất trộm, nhưng sau đó kẻ trộm đều phải mang trả. Lần mất trộm gần nhất cách đây hơn 20 năm, chiếc vạc này được cất giữ tại trường mầm non của xã thì bị mất. Không lâu sau đó, một người dân ở H.Diễn Châu, Nghệ An (cách xã Châu Thuận khoảng 120 km) mang vạc đến trả và tự nhận là người đã lấy trộm chiếc vạc. "Anh ta kể sau khi đưa vạc về nhà thì đêm khuya cứ nghe tiếng khóc than rất thê lương phát ra từ chiếc vạc. Mấy đêm liền như thế, anh ta sợ quá, phải mang vạc đến trả và thú nhận mình là kẻ trộm. Câu chuyện này tôi được chứng kiến", ông Duyên kể. Sau nhiều năm gửi tại Trường mầm non Châu Thuận, năm 1994, chiếc vạc được đưa về bảo quản tại trụ sở UBND xã Châu Thuận. Người dân Mường Chai hàng năm tổ chức lễ tế Thần Trời vào ngày 23 tháng Chạp (ngày ông Táo về trời) và ngày mừng lúa mới vào tháng 9. "Chiếc vạc chỉ được sử dụng để nấu thịt trâu tế lễ, ngoài ra không dùng bất cứ vaog việc gì khác vì đã từng có người mang sử dụng việc riêng liền xảy ra chuyện không lành", ông Duyên nói. Ông Duyên kể: Có lần, ông Vi Quý An, nguyên Bí thư Đảng ủy xã Châu Thuận mang vạc ra hứng nước mưa. Đang hứng bất ngờ một phần mái nhà sập xuống làm gãy mất 1 quai vạc. Từ đó, không ai dám mang vạc sử dụng việc gì khác. Bà Lữ Thị Mai, Chủ tịch UBND xã Châu Thuận, cho biết chiếc vạc này đã gắn bó với lịch sử của vùng đất này nên nó trở nên rất thiêng liêng. Không chỉ là một cổ vật, chiếc vạc được xem như là linh hồn của vùng đất này. Chuyện chiếc vạc đồng ở vùng đất Châu Thuận, nơi có di chỉ khảo cổ học nổi tiếng hang Thẳm Ồm khiến cho nó trở nên kỳ bí hơn. Thẳm Ồm là nơi đầu tiên ở nước ta phát hiện được di cốt răng hóa thạch của người vượn, kèm theo công cụ lao động. Hang đã được 2 nhà địa chất và khảo cổ người Pháp E.Saurin và M.Colani khảo sát từ những năm 1930 và khai quật năm 1975.Lâm bệnh hiểm nghèo, vợ chồng già rơi vào bế tắc
Thạc sĩ tâm lý Đặng Hoàng An, nguyên giảng viên Trường ĐH Sư phạm TP.HCM, cho rằng có nhiều lý do khiến người trẻ mua sắm nhiều hơn vào ban đêm. “Vào ban ngày, nhiều người bận đi học, làm việc nên tối muộn mới có thời gian rảnh để vào các sàn thương mại điện tử, xem livestream (phát trực tiếp - PV) bán hàng. Thế hệ trẻ bây giờ lại có thói quen thức khuya nên những người bán hàng trên nền tảng trực tuyến cũng nắm bắt thời điểm đó để livestream và tung các mã khuyến mãi. Người Việt Nam lại rất thích mua hàng giảm giá, kèm quà tặng nên họ sẽ “chốt đơn””, thạc sĩ Hoàng An cho hay.
Cần sớm ban hành nghị định về lấn biển
Ngày 22.1, TAND cấp cao tại TP.HCM đã tuyên án đối với 144 bị cáo trong vụ án xảy ra tại Cục đăng kiểm Việt Nam, 11 trung tâm trên địa bàn TP.HCM và 3 trung tâm đăng kiểm tại Long An, Bến Tre, Sóc Trăng.Tòa chấp nhận kháng cáo xin giảm nhẹ hình phạt, sửa án sơ thẩm, tuyên phạt bị cáo Trần Kỳ Hình (cựu Cục trưởng Cục Đăng kiểm Việt Nam từ tháng 1.2014 - 7.2021) 17 năm tù về tội nhận hối lộ và 5 năm tù về tội lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ. Tổng hợp hình phạt mà bị cáo phải chịu là 22 năm tù (sơ thẩm bị cáo bị tuyên phạt 25 năm tù cho 2 tội danh này).Tòa phạt bị cáo Đặng Việt Hà (cựu Cục trưởng Cục Đăng kiểm Việt Nam từ tháng 8.2021 - 12.2022) 17 năm tù về tội nhận hối lộ (tòa sơ thẩm tuyên phạt 19 năm tù).Theo tòa phúc thẩm, bị cáo Trần Kỳ Hình đã nộp bổ sung hơn 4 tỉ đồng nên đã nộp đủ số tiền hưởng lợi bất chính. Ngoài ra, gia đình bị cáo Hình có công với cách mạng, có nhiều tình tiết giảm nhẹ như nhân thân tốt, phạm tội lần đầu, có nhiều thành tích trong công tác, tham gia nhiều công tác xã hội...Bị cáo Đặng Việt Hà cũng đã nộp đủ số tiền nhận hối lộ ở giai đoạn sơ thẩm. Tại phiên tòa phúc thẩm, bị cáo nộp thêm hơn 5 tỉ đồng, gia đình có công cách mạng, tham gia thiện nguyện, có đơn xin giảm nhẹ hình phạt của cán bộ công chức Cục Đăng kiểm Việt Nam...Ngoài ra, TAND cấp cao tại TP.HCM còn chấp nhận kháng cáo, giảm án cho nhiều bị cáo trong vụ án.Như Thanh Niên thông tin, bị cáo Trần Kỳ Hình với vị trí cục trưởng, vì vụ lợi cá nhân nhận tiền của các bị cáo từ đơn vị đăng kiểm tư nhân hơn 7,1 tỉ đồng. Ngoài ra, bị cáo còn phê duyệt thông báo năng lực cho 63 hồ sơ cơ sở đóng tàu không đúng quy định.Đối với bị cáo Đặng Việt Hà, theo tòa, bị cáo đã thiếu giám sát và chỉ đạo lãnh đạo các phòng ban Cục Đăng kiểm Việt Nam, các trung tâm đăng kiểm trên cả nước nhận hối lộ; bị cáo vì vụ lợi cá nhân, khi nhận nhiệm vụ cục trưởng đã chỉ đạo cấp dưới nâng mức tiền nhận hối lộ của bản thân lên cao nhất. Tổng số tiền bị cáo Hà phải chịu trách nhiệm chung là hơn 40 tỉ đồng, hưởng lợi 8,55 tỉ đồng.
Chương trình mang đến những thông tin nổi bật về các hoạt động đặc sắc của kỳ Lễ hội năm nay, một lễ hội đặc biệt diễn ra vào dịp chào mừng kỷ niệm 50 năm Ngày Chiến thắng Buôn Ma Thuột, giải phóng tỉnh Đắk Lắk (10.3.1975 - 10.3.2025).Chương trình có sự tham dự của ông Nguyễn Tuấn Hà - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đắk Lắk, Trưởng ban tổ chức lễ hội; lãnh đạo các sở, ngành liên quan; đại sứ truyền thông Lễ hội Cà phê Buôn Ma Thuột lần thứ 9 - Hoa hậu hoàn Vũ H’Hen Niê và Hoa hậu Đại sứ Du lịch Việt Nam Đinh Thị Hoa, đông đảo khách mời đại diện các cơ quan thông tấn, báo chí trung ương và địa phương tại Hà Nội cùng các đơn vị đồng hành, tài trợ cho Lễ hội. Được mệnh danh là "Thủ phủ cà phê của Việt Nam", Buôn Ma Thuột dẫn đầu cả nước về diện tích, sản lượng cà phê, và là quê hương hạt cà phê Robusta ngon bậc nhất thế giới "đang tạo ra sự bùng nổ trên toàn cầu". Cà phê Robusta Buôn Ma Thuột hiện xuất khẩu đến hơn 100 quốc gia, vùng lãnh thổ, được yêu chuộng tại những cường quốc cà phê như Đức, Italy, Trung Quốc, Mỹ, Nhật Bản, Tây Ban Nha, Indonesia,… Hình ảnh, thương hiệu cà phê Robusta Buôn Ma Thuột liên tục được quảng bá trên các kênh truyền thông hàng đầu như CNN, Bloomberg, Discovery,… được nhiều tổ chức uy tín chứng nhận về chất lượng, và đạt giải thưởng cao trong các cuộc thi cà phê quốc tế… Theo Bloomberg,"khi Việt Nam và tương lai của cà phê ngày càng gắn kết, tách cà phê tiếp theo của bạn sẽ không bao giờ rời xa những hạt cà phê Robusta của Buôn Ma Thuột". Trong phim The Awakenings of Coffee do hãng thông tấn Warner Bros. Discovery sản xuất, vùng đất Buôn Ma Thuột với văn hóa, hệ sinh thái cà phê độc đáo, đa dạng được nhận định đang "thức tỉnh" trở thành "Thành phố cà phê của thế giới". Đặc biệt, Lễ hội Cà phê Buôn Ma Thuột đã trở thành chương trình đặc sắc của ngành cà phê Việt Nam, một lễ hội quốc gia mang tầm vóc quốc tế, góp phần quảng bá thương hiệu cà phê Buôn Ma Thuột và vùng đất Buôn Ma Thuột, Đắk Lắk ra toàn cầu. Tiếp nối thành công kỳ Lễ hội lần thứ 8 năm 2023, Lễ hội Cà phê Buôn Ma Thuột lần thứ 9 năm 2025 tiếp tục sử dụng thông điệp "Buôn Ma Thuột - Điểm đến của cà phê thế giới" để quảng bá Buôn Ma Thuột - "Thành phố cà phê của thế giới". Đây cũng là hoạt động chào mừng kỷ niệm 50 năm Ngày Chiến thắng Buôn Ma Thuột, giải phóng tỉnh Đắk Lắk (10.3.1975 - 10.3.2025). Lễ hội Cà phê Buôn Ma Thuột lần thứ 9 sẽ diễn ra từ ngày 9 đến 13.3.2025 với nhiều yếu tố mới, tính sáng tạo và mang tầm vóc quốc tế, hứa hẹn thu hút đông đảo các khách mời, tổ chức, du khách tham gia.Với chủ đề: "Buôn Ma Thuột - Điểm đến của cà phê thế giới", Lễ hội cà phê năm nay sẽ mang đến một chương trình văn hóa, nghệ thuật cà phê đặc sắc, quy mô, được thể hiện qua nhiều hoạt động mang tính nghệ thuật, sáng tạo, và những câu chuyện giàu cảm xúc về văn hóa cà phê, con người vùng đất Buôn Ma Thuột, Đắk Lắk. Đây sẽ là dịp đặc biệt để du khách có những trải nghiệm độc đáo về cà phê, cũng như khám phá những điều thú vị về đời sống, văn hóa Tây Nguyên đầy màu sắc. Cùng các hoạt động chính: Lễ Khai mạc, Bế mạc, Lễ hội đường phố, Hội nghị giao thương quốc tế - kết nối, nâng tầm cà phê Việt,… Lễ hội Cà phê Buôn Ma Thuột lần thứ 9 đem đến nhiều hoạt động mới như: Lễ động thổ Nhà máy cà phê năng lượng Trung Nguyên Legend; Cuộc thi sáng tạo nội dung số tuyên truyền Lễ hội cà phê trên môi trường mạng; Hội trại cà phê "Đồng hành, chia sẻ"; Giải đua xe ô tô địa hình quốc tế "Thử thách vượt đại ngàn - Buôn Đôn 2025"… Tại Họp báo Lễ hội cà phê Buôn Ma Thuột lần thứ 9 (Hà Nội), ông Nguyễn Tuấn Hà - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đắk Lắk, Trưởng Ban tổ chức cho biết: "Kim ngạch xuất khẩu cà phê Việt Nam năm 2025 đạt hơn 5,4 tỉ USD, giá cà phê liên tục tăng cao, đưa cà phê vào top 10 mặt hàng xuất khẩu lớn nhất cả nước. Lễ hội Cà phê Buôn Ma Thuột lần thứ 9 là một hoạt động đặc biệt chào mừng kỷ niệm 50 năm Ngày Chiến thắng Buôn Ma Thuột, giải phóng tỉnh Đắk Lắk. Lễ hội năm nay có nhiều yếu tố mới, nổi bật tính sáng tạo và hội nhập quốc tế. Trong đó, Ban tổ chức lễ hội đã giao Tập đoàn cà phê hàng đầu Việt Nam Trung Nguyên Legend đảm nhiệm Lễ khai mạc để tạo nên một chương trình Lễ khai mạc giàu tính mới, sáng tạo nhằm nâng cao giá trị cà phê của tỉnh. Một điểm nhấn đặc biệt khác của kỳ lễ hội năm nay trong lĩnh vực xúc tiến đầu tư là sự kiện động thổ Nhà máy Cà phê Năng lượng Trung Nguyên Legend - nhà máy cà phê lớn bậc nhất châu Á, với giá trị đầu tư gần 1.000 tỉ đồng. Với những nét mới đó, kỳ vọng sẽ đem đến một lễ hội cà phê đặc sắc, quảng bá về văn hóa cà phê, con người, tiềm năng thế mạnh của tỉnh, tạo dựng hình ảnh về một Đắk Lắk năng động, phát triển".Đồng thời, với tinh thần sáng tạo, hội nhập, công tác truyền thông Lễ hội được đẩy mạnh trên các nền tảng số cùng sự tham gia của các nhân vật ảnh hưởng, KOLs, KOCs. Cuộc thi sáng tạo nội dung số tuyên truyền Lễ hội cà phê trên môi trường mạng lần đầu tiên được tổ chức đã thu hút đông đảo cộng đồng tham gia. Đại sứ truyền thông của Lễ hội năm nay, cùng Hoa hậu hoàn vũ H’Hen Niê còn có Hoa hậu Đại sứ Du lịch Việt Nam Đinh Thị Hoa tham gia, quảng bá những giá trị đặc sắc của cà phê, văn hóa, con người Buôn Ma Thuột.Tại sự kiện họp báo Lễ hội, Hoa hậu hoàn vũ H’Hen Niê chia sẻ đầy cảm xúc và tự hào: "Lễ hội Cà phê Buôn Ma Thuột là dịp lan tỏa tình yêu cà phê, tôn vinh những giá trị đặc sắc của văn hóa Tây Nguyên, và còn là lời tri ân dành cho những người trồng, sản xuất và chế biến cà phê đã đưa hạt cà phê Robusta Buôn Ma Thuột ra toàn cầu. Mong rằng, thông qua lễ hội này sẽ mở ra những cơ hội lớn, đưa cà phê Việt Nam vươn xa hơn nữa trên bản đồ thế giới". Cũng là một người con vùng đất Đắk Lắk, Đại sứ Du lịch Việt Nam Đinh Thị Hoa tự hào gửi lời mời đến những người yêu cà phê: "Hãy đến với Lễ hội Cà phê Buôn Ma Thuột lần thứ 9 - Điểm đến của cà phê thế giới để trải nghiệm những ly cà phê ngon nhất, hòa mình vào những hoạt động đặc sắc và khám phá vùng đất Tây Nguyên tươi đẹp!".Đặc biệt, tính quốc tế hóa của Lễ hội Cà phê Buôn Ma Thuột lần thứ 9 được BTC Lễ hội chú trọng từ nội dung, chất lượng các hoạt động đến thành phần khách mời. Lần đầu tiên, Tổng Giám Đốc Tổ Chức Cà Phê Thế Giới (ICO) - Bà Vanusia Noguiera sẽ tham dự các hoạt động chính: phát biểu chào mừng trong Lễ khai mạc Lễ hội, Lễ động thổ Nhà máy cà phê năng lượng Trung Nguyên Legend và trình bày tham luận "Tình hình thị trường cà phê thế giới, xu hướng tiêu dùng cà phê" tại Hội nghị Kết nối giao thương quốc tế - Kết nối nâng tầm cà phê Việt. Hơn 50 phái đoàn ngoại giao, tổ chức nông nghiệp, hiệp hội - doanh nghiệp cà phê, các đoàn nghệ thuật, báo chí quốc tế… đến từ 5 châu lục cùng tham gia góp phần đưa Lễ hội cà phê Buôn Ma Thuột lần thứ 9 thực sự trở thành "Điểm đến của cà phê thế giới".Là thương hiệu cà phê hàng đầu sáng nghiệp tại Buôn Ma Thuột, Trung Nguyên Legend tự hào đồng hành cùng sự phát triển của thủ phủ cà phê Việt Nam và sự thành công của các kỳ Lễ hội. Tại Lễ hội Cà phê Buôn Ma Thuột lần thứ 9 năm 2025, Trung Nguyên Legend tiếp tục phối hợp tổ chức nhiều hoạt động như Lễ hội đường phố, Chương trình nghệ thuật của Lễ khai mạc, Lễ động thổ nhà máy cà phê Trung Nguyên Legend,… nhằm tạo nên kỳ Lễ hội đặc sắc, mang tầm vóc quốc tế. Đây là lần thứ 7, Trung Nguyên Legend được giao tổ chức Lễ hội đường phố. Với sự tham gia của Đại sứ truyền thông, các Hoa hậu, người đẹp, các đoàn nghệ nhân, nông dân, công nhân, sinh viên, nghệ thuật trong nước, quốc tế, các đoàn diễu hành xe hoa từ các địa phương,… Lễ hội đường phố năm nay mang thông điệp về tình yêu cà phê và niềm tự hào về một vùng đất giàu nội lực, hội tụ tinh hoa văn hóa, lịch sử và khát vọng là "Điểm đến của cà phê thế giới". Đặc biệt, sân khấu khai mạc Lễ hội đường phố sẽ diễn ra tại Tượng đài chiến thắng Buôn Ma Thuột - một công trình tiêu biểu của thành phố, hướng tới chào mừng kỷ niệm 50 năm Ngày Chiến thắng Buôn Ma Thuột, giải phóng tỉnh Đắk Lắk.Lấy thông điệp "Buôn Ma Thuột - Điểm đến của cà phê thế giới" làm chủ đề, chương trình nghệ thuật của Lễ khai mạc hứa hẹn sẽ để lại những dấu ấn đặc biệt với người yêu cà phê. Chương trình có ba chương "Buôn Ma Thuột - Khát vọng vươn xa", "Buôn Ma Thuột - Hạt vàng đen Robusta" và "Buôn Ma Thuột - Thành phố Cà phê" sẽ là những câu chuyện giàu cảm xúc, hào hùng về nỗ lực phát triển mạnh mẽ của Buôn Ma Thuột trên hành trình 50 năm hòa bình và phát triển để trở thành Thành phố cà phê của thế giới. Với sự tham gia của hơn 1.500 nghệ sĩ, ca sĩ, diễn viên, sinh viên... phần lớn đến từ địa phương tỉnh Đắk Lắk cùng các nghệ sỹ nổi tiếng trong nước, quốc tế. Kết hợp giữa âm nhạc, ánh sáng, nghệ thuật trình diễn cùng không gian sân khấu hóa truyền thống kết hợp hiện đại, đây sẽ là chương trình nghệ thuật đặc sắc tôn vinh giá trị của hạt cà phê Buôn Ma Thuột, con người, vùng đất, tạo dựng hình ảnh về một Đắk Lắk giàu bản sắc, năng động và phát triển. Tại Lễ hội, Nhà máy cà phê năng lượng Trung Nguyên Legend ở Cụm công nghiệp Tân An, TP.Buôn Ma Thuột cũng chính thức được động thổ, tiếp tục hoàn thiện hệ sinh thái cà phê đa dạng của Đắk Lắk. Đây là một dự án trọng điểm, nhằm nâng cao giá trị hạt cà phê Robusta Buôn Ma Thuột, thúc đẩy chế biến sâu cà phê Việt Nam, góp phần xây dựng Buôn Ma Thuột trở thành "Thành phố Cà phê của thế giới", khẳng định vị thế cường quốc cà phê của Việt Nam. Trung Nguyên Legend cũng tham gia nhiều hoạt động, như: Gian hàng Trung Nguyên Legend tại Hội chợ triển lãm chuyên ngành cà phê; Hội nghị Kết nối giao thương quốc tế; Ngày hội cà phê miễn phí; và đóng góp nhiều điểm đến như Bảo tàng Thế giới Cà phê, Thành phố cà phê, Làng cà phê, cụm du lịch sinh thái thác Dray Nur - Gia Long, tour du lịch trải nghiệm, tour Cà Phê Thiền…Công tác truyền thông cho Lễ hội cũng được Trung Nguyên Legend phối hợp đẩy mạnh trên diện rộng. Từ năm 2023, tập đoàn đã hợp tác cùng các hãng thông tấn hàng đầu thế giới Warner Bros. Discovery, CNN, Bloomberg… thực hiện những bộ phim đặc sắc phát sóng toàn cầu, quảng bá thành phố Buôn Ma Thuột, Lễ hội cà phê cùng nét đẹp văn hóa, con người nơi đây. Trong đó, phim "The Awakenings of Coffee" (Con đường thức tỉnh từ cà phê) do Warner Bros. Discovery và Trung Nguyên Legend hợp tác sản xuất, tôn vinh giá trị hạt cà phê Robusta Buôn Ma Thuột qua triết lý Cà phê Đạo do Nhà sáng lập - Chủ tịch Đặng Lê Nguyên Vũ sáng tạo, đã và đang được phát sóng trên kênh Discovery toàn cầu từ tháng 12.2024 đến hết tháng 3.2025. Gần ba thập kỷ Trung Nguyên Legend luôn tiên phong nhận lãnh sứ mệnh khẳng định thương hiệu cà phê Buôn Ma Thuột và nâng cao giá trị ngành cà phê Việt Nam đúng với vị thế vốn có của ngành, của quốc gia. Sự đồng hành của Trung Nguyên Legend tại Lễ hội cà phê Buôn Ma Thuột lần thứ 9 năm 2025 tiếp tục khẳng định vị thế, sự cam kết của thương hiệu trong nỗ lực xây dựng Buôn Ma Thuột trở thành "Thành phố cà phê của thế giới", tạo nên những bước tiến vượt bậc cho ngành cà phê Việt Nam, hướng tới "nâng cao giá trị ngành cà phê Việt Nam, không chỉ là một thức uống thông thường mà ở tầm mức cà phê văn hóa, cà phê nghệ thuật, cà phê tinh thần đến cà phê triết đạo". Chủ đề "Buôn Ma Thuột - Điểm đến của cà phê thế giới"Thời gian: Từ ngày 9.3.2025 đến ngày 13.3.2025…, cùng nhiều hoạt động hấp dẫn khác diễn ra xuyên suốt, mang đến cho du khách những trải nghiệm đặc sắc về cà phê, văn hóa và nghệ thuật tại lễ hội.
Đến Gia Trịnh ăn bánh có đôi
Trong thời gian qua, trên hành trình chinh phục Giải Bóng đá Đông Nam Á 2024, Đội tuyển Bóng đá Nam Quốc gia Việt Nam đã thể hiện được sự nỗ lực không ngừng nghỉ, ý chí chiến đấu bền bỉ qua từng trận đấu với tinh thần bất khuất, kiên cường làm nức lòng người hâm mộ.Vượt qua bán kết đầy thuyết phục, Đội tuyển Bóng đá Nam Quốc gia Việt Nam đã xuất sắc khi giành chiến thắng 2-1 trước Đội tuyển Thái Lan trong trận lượt đi trên sân Việt Trì. Chiến thắng không chỉ khẳng định tinh thần, ý chí mà còn là động lực để các cầu thủ bóng đá Việt Nam hướng đến chinh phục Cúp vô địch Giải Bóng đá Đông Nam Á 2024.Để tiếp tục động viên, khích lệ Đội tuyển Bóng đá Nam Quốc gia Việt Nam, với vai trò của một trong các ngân hàng thương mại hàng đầu luôn đồng hành cùng các hoạt động, sự kiện lớn của đất nước; cũng như thể hiện tình cảm, niềm tin, niềm hy vọng đối với nền thể thao nước nhà của tập thể cán bộ, người lao động; Agribank sẽ trao thưởng 1 tỉ đồng khi Đội tuyển Bóng đá Nam Quốc gia Việt Nam giành chức vô địch và 10.000 USD cho cầu thủ ghi nhiều bàn thắng nhất của đội tuyển Việt Nam tại Giải Bóng đá Đông Nam Á 2024.Trước đó, ngày 1.1, Agribank cũng đã tặng thưởng Đội tuyển Bóng đá Nam Quốc gia Việt Nam 1 tỉ đồng tại thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ trước khi đội tuyển bước vào chung kết để cổ vũ, động viên, cũng như khẳng định sự đồng hành của Agribank trong việc lan tỏa tinh thần, tình yêu bóng đá nói riêng và đóng góp vào các hoạt động xã hội nói chung.